Trang Chủ / Tin tức / Bảo lãnh bán nhà không phải là cú huých cho thị trường BĐS

Bảo lãnh bán nhà không phải là cú huých cho thị trường BĐS

Rate this post

Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) 2014 sửa đổi quy định, muốn bán nhà ở hình thành trong tương lai, doanh nghiệp phải được ngân hàng bảo lãnh trách nhiệm đối với khách hàng. Có ý kiến cho rằng, quy định này dù bảo đảm an toàn tài sản cho người tiêu dùng nhưng không phải là cú huých kích cầu cho thị trường nhà ở.

Dự án đầu tiên bảo lãnh bán nhà hình thành trong tương lai phải kể tới Masteri Thảo Điền với quy mô hơn 3.000 căn hộ ở quận 2. Hồi tháng 4/2015, tại lễ công bố dự án, Ngân hàng Techcombank đã đượcgiới thiệu là tổ chức tài chính đóng vai trò hợp tác nguồn vốn dự án và bảo đảm tiến độ, chịu trách nhiệm với khách hàng. Nếu căn hộ không được bàn giao vào đúng thời hạn quý IV/2016, Techcombank cam kết sẽ chi trả toàn bộ những lợi ích theo quy định trong hợp đồng, bao gồm những khoản tiền người mua nhà đã trả trước, tiền lãi và khoản phạt liên quan mà chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán với khách hàng.

Vừa qua, Novaland cũng hợp tác cùng VPBank bảo lãnh cho khách hàng tại những dự án do doanh nghiệp này thực hiện. Cụ thể, Novaland hợp tác cùng VPBank thực hiện chương trình bảo lãnh cho khách hàng tại 4 dự án đầu tiên là RiverGate, Lucky Palace, The Tresor và The Sun Avenue.

Như vậy, động thái của 2 doanh nghiệp nêu trên được coi là cách làm khôn ngoan để chuẩn bị cho việc tuân thủ Luật kinh doanh BĐS sửa đổi có hiệu lực vào ngày 1/7 tới đây.

Điều 56, Luật kinh doanh BĐS quy định, chủ dự án phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh nghĩa vụ tài chính trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Trong trường hợp chủ đầu tư không tiến hành bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết, bên mua, bên thuê mua sẽ có quyền yêu cầu ngân hàng trả lại số tiền ứng trước và những khoản tiền khác đã ký kết.

Đánh giá về quy định này, Tổng giám đốc Công ty Hoàng Anh Sài Gòn Đoàn Chí Thanh cho biết, việc áp dụng hình thức này vào trong luật là sự đột phá về cách nghĩ của những nhà làm luật để minh bạch thị trường và đào thải các nhà đầu tư làm ăn cẩu thả.

Đó cũng là điều tất yếu cần phải có giữa các bên tham gia giao dịch là khách hàng, ngân hàng và chủ đầu tư. Điều đó bắt buộc chủ đầu tư phải chứng minh được năng lực tài chính ngay từ khi tổ chức bán nhà hình thành trong tương lai. Ngân hàng sẽ loại các nhà đầu tư có năng lực tài chính yếu ngay từ đầu. Vị này nêu ý kiến: “Cái quan trọng là thủ tục bảo lãnh như thế nào, việc này cần hướng dẫn cụ thể ngay khi luật ban hành”.

Dưới góc độ tích cực, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HOREA), chế định này có ưu điểm là bảo vệ khách hàng tuyệt đối, không để xảy ra các rủi ro cho người mua BĐS hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, ông Châu cũng lưu ý rằng, quy định này làm phát sinh thêm một chi phí mới trong cơ cấu giá thành BĐS mà khách hàng phải gánh chịu khi mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Còn về tác động của quy định này tới thị trường nhà ở, ông Châu đánh giá, việc bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai chắc chắn sẽ có tác động  vào tâm lý, làm khách hàng mạnh dạn hơn khi xuống tiền mua nhà. Tuy nhiên, đây không phải là cú huých cho thị trường BĐS bởi khi bảo lãnh thì chi phí chắc chắn tăng lên.

Ông Châu cho biết, bắt đầu từ ngày 1/7, nếu tuân thủ nghiêm ngặt việc bảo lãnh theo quy định này thì khách hàng được bảo vệ tuyệt đối nhưng doanh nghiệp có dự án thuộc diện bán nhà ở hình thành trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vì, doanh nghiệp sẽ phải có tài sản bảo đảm trị giá từ 130-140% giá trị dự án bảo lãnh để có được chứng thư bảo lãnh của ngân hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

TẢI FULL TÀI LIỆU BẢNG GIÁ & CHÍNH SÁCH MỚI NHẤT



Chọn tài liệu tải xuống :


X
.
.
.
.
093 456 1191